Tủ bếp và khu vực tam giác hiệu quả
Công cụ Chọn Hướng Làm Bếp theo tuổi chi tiết và chính xác !!!
Tam giác hiệu quả là cách bố trí hợp lý nhất cho tủ bếp, khi thiết kế tủ bếp tuân theo quy tắc này thì việc di chuyển của người làm bếp là ít nhất.
Tam giác làm việc hiệu quả trong thiết kế tủ bếp
Tủ bếp với ba khu vực quan trọng
Khi thực hiện thiết kế tủ bếp, bài trí mặt bằng tủ bếp việc đầu tiên cần lưu ý đó là quy tắc “tam giác làm việc hiệu quả trong bếp”.
Có ba khu vực:
– Khu vực rửa (chậu rửa) : khu vực làm sạch thực phẩm.
– Khu vực nấu (bếp nấu trên mặt bếp dưới – thường là trên mặt đá).
– Khu vực lưu trữ thực phẩm (thường là tủ lạnh + các giá lưu đồ khô).
Tam giác là hình nối giữa ba khu vực trên tao ra. Quy tắc ở đây đó là: ba khu vực này càng gần nhau thì càng tốt.
Hình vẽ khu vực tam giác làm việc hiệu quả trong bếp tủ bếp.
Lưu ý: Quy tắc tam giác đã được nghiên cứu và ứng dụng phổ biến trên thế giới từ năm 1950 đến ngày nay, tuy nhiên với nhiều phòng bếp gia đình hiện đại ngày nay, tủ bếp có thể có kích thước lớn hơn và ngày càng mở rộng, xu thế có nhiều hơn 3 khu vực quan trọng cũng bắt đầu phát triển và khi đó không hẳn là quy tắc tam giác trên là hiệu quả, bạn tham khảo thêm không gian bếp năng động và có thể đề nghị tư vấn từ KTS.
Mối quan hệ di chuyển khi làm bếp giữa ba khu vực tam giác hiệu quả tủ bếp
quan he trong tam giac lam viec hieu qua
Mối quan hệ trong tam giác làm việc hiệu quả của tủ bếp
Tham khảo về ứng dụng của quy tắc tam giác hiệu quả trong tủ bếp tại: Các kiểu dáng tủ bếp cơ bản như kiểu L, I, G, U
Quan điểm hiện đại mở rộng quy tắc tam giác trong thiết kế tủ bếp – không gian năng động
Ngày nay, tủ bếp hiện đại có phân bổ mặt bằng thành các “khu vực”. Khi thực hiện kế hoạch cho tủ bếp mới, ngãy nghĩ về công năng và sự làm việc của bạn trong phòng bếp để phân chia khu vực, theo đề xuất của Blum 5 khu vực cần có cho một không gian bếp năng động.
5 khu vực cho không gian bếp năng động
Các khu vực đó là:
– Khu vực chứa Thực phẩm: khu vực bạn chứa các đồ thực phẩm mua về, từ đồ rau quả, thịt, đồ hộp …
– Khu vực chứa đồ dùng: khu vực chứa dao, thớt, xoong, nồi, bát đĩa …
– Khu vực rửa: làm sạch thực phẩm
– Khu vực bàn soạn: khu vực chế biến thực phẩm
– Khu vực nấu: khu vực đặt bếp nấu.
Trả lời