Những căn bếp phong cách hiện đại đẹp hoàn hảo ở mọi chi tiết

New Công cụ Chọn Hướng Làm Bếp theo tuổi chi tiết và chính xác !!!

Bếp là trái tim của ngôi nhà và tùy theo từng không gian thiết kế mà có thể trang trí bếp theo các phong cách khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ tập trung vào những loại hình thiết kế bếp phổ biến nhất để bạn có thể tìm ra được lựa chọn tốt nhất cho không gian bếp của gia đình.

Bạn đang phân vân không biết phải làm gì để không gian bếp trở nên đẹp hơn? Làm sao để bếp nhỏ nhưng tiện dụng?

Bếp là trái tim của ngôi nhà và tùy theo từng không gian thiết kế mà có thể trang trí bếp theo các phong cách khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ tập trung vào những loại hình thiết kế bếp phổ biến nhất để bạn có thể tìm ra được lựa chọn tốt nhất cho không gian bếp của gia đình.

I. Bếp góc

trang-tri-bep-dep-theo-phong-cach-hien-dai
Đây là kiểu bố trí bếp truyền thống, nơi mọi vật dụng, thiết bị được đặt 2 bên bếp, khá thuận thiện cho người tham gia nấu nướng.

1
Ưu điểm của kiểu bố trí này là quen thuộc, tủ lạnh, lò nướng và nhiều đồ dùng nhà bếp đều nằm trong tầm tay hoặc chí ít cũng dễ lấy.

2
Nhược điểm dễ thấy của kiểu bếp góc không phù hợp với những căn bếp rộng, nó sẽ khiến không gian bị loãng.

3
Giải pháp cho loại bố trí này là sắp xếp các đồ đạc gần nhau, dù cho bếp có rộng hay chật để không gian không bị loãng và dễ dàng hơn khi làm bếp.

II. Bếp một mặt

4
Với kiểu bếp này, tất cả các thiết bị, đồ dùng được bố trí trên một mặt tường, thường được dùng trong những căn hộ có không gian nhỏ.

5
Ưu điểm của loại bếp này là gọn gàng, dễ dàng sử dụng các thiết bị khi nấu ăn.

6
Nhược điểm của bếp một mặt là không gian nhỏ, khó khăn trong việc sắp xếp trong những lúc có nhiều nhiều người nấu hoặc chuẩn bị cho bữa ăn.

7
Để khắc phục nhược điểm của loại bếp này, chủ nhà cần khéo léo trong cách bố trí để không gian không quá bí mà vẫn duy trì được sự thuận tiện khi cần dùng các thiết bị lúc nấu ăn.

III. Bếp hai mặt

8
Đặc điểm nhận dạng của loại bếp này là bố trí như một hành lang nấu ăn, các thiết bị, đồ nhà bếp được bố trí 2 bên tường với một hành lang bé chạy ở giữa.

9
Điểm cộng của kiểu bố trí này là tận dụng tốt không gian, đồ đạc được bày cả trước và sau người đứng bếp, nó được sử dụng rất nhiều trong các nhà hàng.

10
Nhược điểm thường thấy của kiểu bếp hai mặt này là đặt bếp và vòi rửa ở 2 phía đối diện, vì vậy sẽ khó cho những ai muốn vừa chuẩn bị vừa nấu.

11
Khi sử dụng kiểu bếp này, gia chủ nên bố trí 2 đầu của bếp nối giữa các phòng với nhau, để có thể lấy ánh sáng tốt, nếu có thể thì đặt bếp và bồn rửa cùng một phía sẽ thuận tiện hơn rất nhiều.

IV. Bếp chữ L

12
Nhận biết kiểu bếp này đơn giản như tên gọi của nó, 2 bức tường với độ dài khác nhau đặt vuông góc với những đồ làm bếp bố trí bên trên.

13
Tuy có cấu tạo góc nhưng bếp hình chữ L lại tạo ra một không gian mở phía sau người đứng bếp, dễ dàng kết nối với các thành viên còn lại của gia đình.

14
Nhược điểm của bếp chữ L là hạn chế người tham gia nấu ăn, độ thoải mái phụ thuộc vào độ lớn của cạnh ngắn trong bếp.

15
Để tăng không gian sử dụng trong một nhà bếp hình chữ L, gia chủ có thể đặt một bàn ăn ngay gần bếp, để tạo diện tích sử dụng cho người nấu ăn mà không cần phụ thuộc vào độ lớn của các cạnh bố trí trong bếp.

V. Bếp chữ U

16
Tương tự bếp chữ L, bếp chữ U có thể dễ dàng nhận ra bằng cách bố trí theo ký tự gần cuối trong bảng chữ cái Latin này.

17
Điểm mạnh của bếp chữ U là có không gian lớn, mở dễ dàng cho việc kết nối với các phần còn lại của căn nhà.

18
Bếp chữ U thường dành cho những gia đình chỉ có 1 người nấu ăn chính, vì hoạt động bên trong bếp sẽ không được thoải mái như các kiểu bố trí khác.

19
Sáng tạo trong cách bố trí có thể biến bếp chữ U trở thành một khu vực dễ chịu cho các thành viên trong gia đình, ví dụ như một cạnh của chữ U thành bàn để đồ ăn thay vì bức tường kín.

VI. Bếp phân khu

20
Đây là kiểu thiết kế mà trong bếp sẽ phân chia theo từng công năng riêng rẽ, khu để thức ăn, khu chuẩn bị, khu nấu và khu dự trữ đồ ăn.

21
Ưu điểm của loại bếp này là nhiều người có thể cùng hoạt động trong bếp mà không cản trở lẫn nhau.

22
Vì nấu ăn là một hoạt động đan xen nhiều công đoạn nên việc bố trí riêng rễ đôi khi sẽ khiến người nấu khá vất vả để di chuyển từ khu này sang khu kia nhiều lần.

23
Để hạn chế nhược điểm trên, chủ nhà phải nghiên cứu và tham khảo ý kiến của người nấu ăn để sắp xếp các khu vực theo vị trí thuận tiện nhất khi vào bếp.

Cùng Danh Mục

Mẫu bàn ăn biến hóa thông minh cho nhà chật
Gợi ý cách trang trí tiết kiệm chi phí cho phòng bếp nhỏ
Những sắc màu sinh động cho căn bếp
Những thiết kế quầy bar tiện nghi và sang trọng
Sắc màu bóng bẩy cho phòng bếp
"Lột xác" hoàn toàn cho căn bếp
Bếp đẹp cá tính với gam màu tím
Những không gian bếp sang trọng, tiện nghi hết chỗ chê
Không gian ăn uống xinh xắn với 5 gợi ý rất đơn giản
Những mẫu thiết kế không gian bếp đáng mơ ước
Những mẫu phòng bếp với gam màu pastel khiến chị 'say nắng' ngay cái nhìn đầu tiên
Giải pháp làm mới căn bếp hiệu quả mà tốn ít chi phí
Những mẫu bếp sang trọng với gam màu đen
11 ý tưởng thiết kế không gian bếp với màu trắng và vân gỗ
TOP 10 đẳng cấp bếp đen trắng “làm mưa làm gió” hội chị em
Nhà ống 3 tầng sẽ làm bạn ngạc nhiên vì nội thất khác hẳn bề ngoài

The Gioi Tu Bep

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline The Gioi Tu Bep Facebook Messenger