Ngôi nhà trở nên hiện đại nhờ kỹ thuật ốp tường truyền thống
Công cụ Chọn Hướng Làm Bếp theo tuổi chi tiết và chính xác !!!
Ốp lớp là một kỹ thuật thường được áp dụng cho mái nhà và tường bằng cách xếp chồng nhiều yếu tố đơn lẻ lên nhau. Ở trên tường, chúng thường được cố định bằng các lớp bọc bảo vệ hoặc ván gỗ.
Kỹ thuật ốp layer lạ mà quen vì chúng xuất hiện trong rất nhiều công trình nhà ở truyền thống, đơn cử như lớp mái ngói của những ngôi nhà cổ. Tuy nhiên, điều thú vị là hiệu ứng layer lại mang đến vẻ ngoài chỉnh chu, hiện đại cho rất nhiều công trình trong những năm gần đây. Vậy hiệu ứng layer thực sự là gì? Hiệu quả khi sử dụng kỹ thuật này ra sao? Liệu rằng bạn có thể áp dụng với ngôi nhà của mình hay không?
Hiệu ứng ốp layer ở trên tường giúp ngôi nhà thêm ấn tượng
Kỹ thuật ốp lớp tạo hiệu ứng layer là gì?
Ốp lớp là một kỹ thuật thường được áp dụng cho mái nhà và tường bằng cách xếp chồng nhiều yếu tố đơn lẻ lên nhau. Ở trên tường, chúng thường được cố định bằng các lớp bọc bảo vệ hoặc ván gỗ.
Các lớp ốp thường được xếp theo quy luật hoặc theo hàng, từ chân tường lên đến điểm cao nhất của tường. Lớp bên trên xếp chồng lên phần cuối của lớp liền kề bên dưới. Thông thường, các lớp có thể tạo ra các đường thẳng, đường chéo nhưng chúng cũng có thể xếp theo nhiều biến thể, mang đến những hiệu ứng trang trí thú vị.
Các tấm có thể ốp theo quy luật hoặc không để tạo ra các hiệu ứng thị giác đặc biệt
Vật liệu được sử dụng, dạng bề mặt và kích cỡ của hiệu ứng layer
Với kỹ thuật này, gỗ là vật liệu phổ biến nhất. Ván ốp gỗ được sản xuất từ những loại gỗ có độ bền tốt như gỗ tuyết tùng đỏ. Có một số vật liệu khác cũng được sử dụng trong kỹ thuật ốp lớp như đá, nhựa đường, đá slate, kim loại…
Chất liệu phổ biến nhất của các tấm ốp là gỗ, ngoài ra còn có đá, kim loại…
Về cơ bản, kỹ thuật ốp layer thường sử dụng các tấm ốp có bề mặt nhẵn, xếp chồng lên nhau. Nhưng khi sử dụng gỗ, rất nhiều KTS đã sử dụng thêm một dạng kết cấu khác. Đó là những tấm gỗ xẻ, gỗ nứt có bề mặt đặc biệt, không đồng đều để tạo ấn tượng mạnh cho không gian.
Tấm ốp gỗ thường được sản xuất theo những kích cỡ tiêu chuẩn, ví dụ như dài 40cm, 45cm và 60cm; dày 6mm – 12mm. Tuy nhiên, kích thước này có thể tùy chỉnh theo từng nhu cầu khác nhau.
Hiệu ứng layer được tạo nên từ những tấm ốp kim loại, hình kim cương mang đến vẻ ngoài hấp dẫn, hiện đại cho một công trình ở Melbourne, Australia
Tấm ốp có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau
Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật ốp lớp, tạo hiệu ứng layer
Ưu điểm
-Kỹ thuật ốp lớp giúp công trình có thể chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt và các tác động khác từ môi trường bên ngoài
-Các tấm ốp tạo được hiệu ứng lớp da, đồng thời mang đến kết cấu chắc chắn, tăng tính thẩm mỹ cho công trình
-Tấm ốp gỗ là nguồn nguyên liệu tái tạo, thân thiện với môi trường. Thường thì các tấm ốp gỗ sẽ bị xỉn màu theo thời gian và dưới tác động của thời tiết nhưng những hạn chế đó sẽ được khắc phục nếu chúng được sơn chống thấm hoặc phủ chất bảo quản chống thấm. Tuy nhiên, một số gia chủ lại thích để tự nhiên, thể hiện được “nét thời gian” cho ngôi nhà của mình.
Ốp lớp tạo được hiệu ứng thị giác đẹp mắt
Áp dụng kỹ thuật ốp lớp giúp tăng tính bền chắc của tường
Tấm ốp gỗ xù xì giúp không gian thêm cổ kính
Nhược điểm
Về cơ bản, kỹ thuật ốp lớp không có nhược điểm. Nhưng riêng với những tấm ốp bằng gỗ thì chúng không tránh được lửa, có thể gặp rủi ro hỏa hoạn.
Một số công trình đang sử dụng kỹ thuật ốp lớp tạo hiệu ứng layer tuyệt đẹp hiện nay
Tower House được xây dựng và cải tạo bởi bởi Austin Maynard Architects. Hiệu ứng layer ở tường được tạo nên bằng cách xếp chồng nhiều tấm ốp bằng gỗ tuyết tùng đỏ. Đội ngũ thiết kế sử dụng tấm ốp gỗ cho phần đầu hồi ngôi nhà. Không cần phủ sơn, những tấm gỗ này sẽ tự thay đổi qua quá trình tiếp xúc với môi trường, thời tiết bên ngoài
Công trình Schored Projects sử dụng các tấm ốp đá slate ở bên ngoài và bên trong lối vào, tăng tính ổn định và bền bỉ
Mặt tiền ngôi nhà ở San Francisco áp dụng kỹ thuật ốp lớp, tạo hiệu ứng layer từ tấm ốp tuyết tùng giúp tăng độ bền cho bề mặt tường, mà không cần sơn hoặc bảo trì. Sự gồ ghề của tấm ốp tương phản với những đường nét hình học của ngôi nhà, tạo nên vẻ ngoài tự nhiên nhưng hiện đại
Phía sau ngôi nhà phong cách California ở Melbourne là mái và tường ốp lớp. KTS sử dụng đá slate ốp cho cả 2 bề mặt tạo ra sự chuyển tiếp liền mạch giữa phần cũ và phần mới của ngôi nhà
Ngôi nhà sử dụng kỹ thuật ốp lớp, bảng màu từ nhiên từ những vật liệu quen thuộc như đồng, đá đen, gỗ hài hòa với cảnh quan xung quanh
Mặt tiền được trang trí bằng những tấm ốp kẽm tối màu. Cửa sổ lùi vào trong tạo được chiều sâu, tăng tính thẩm mỹ cho công trình
Phần mái và tường của Hopper House ở Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội áp dụng kỹ thuật ốp lớp bằng đá slate
Vẻ đẹp bí ẩn, thu hút, vừa truyền thống lại vừa hiện đại từ nhờ kỹ thuật ốp lớp tạo hiệu ứng layer
Kỹ thuật ốp lớp đang được ứng dụng phổ biến trong các công trình hiện đại. Kỹ thuật xây dựng này tạo được hiệu ứng layer đặc biệt, thu hút mọi ánh nhìn và tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Chỉ cần xếp chồng các lớp lên nhau, kết hợp với sự sáng tạo là bạn đã mang đến cho ngôi nhà của mình một diện mạo đầy cuốn hút.
Trả lời