Các loại phụ kiện lắp ráp để tạo nên hệ thống trong phòng bếp cần phải có tuổi thọ tối thiểu là 20 năm. Thế nên, cần chọn những loại tủ không dùng bản lề hoặc có bản lề đóng mở giảm chấn để ngăn lưu trữ hoạt động dễ dàng và trơn tru.
Phòng bếp cần bố trí rõ 3 khu vực chính gồm lưu trữ thực phẩm, dọn rửa và nấu ăn. Căn bếp cũng cần được lắp đặt ánh sáng vừa đủ để tạo không gian sinh hoạt ấm cúng cho gia đình.
Phòng bếp không chỉ dành cho nấu nướng, đây còn là nơi sum họp gia đình. Do đó, thiết kế căn bếp chưa bao giờ là điều dễ dàng. Gia chủ sẽ có được những phút giây thư giãn thoải mái trong ngôi nhà của mình nếu đầu tư thời gian và công sức cho việc thiết kế phòng bếp.
Những lưu ý dưới đây của Hafele, một nhà cung cấp giải pháp thiết kế bếp hàng đầu tại Việt Nam sẽ giúp bạn biến căn bếp trở thành trung tâm sống của gia đình.
1. Phân chia bếp thành 3 khu vực
Mỗi một căn bếp thường gồm 3 khu vực chính đó là lưu trữ thực phẩm, dọn rửa và nấu ăn. Một phòng bếp được thiết kế bài bản sẽ khiến việc nấu nướng trở nên nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Nhờ đó, thời gian sinh hoạt gia đình trong bếp cũng vui vẻ và thú vị hơn rất nhiều.
2. Tối ưu “tam giác hoạt động”
Khi đứng trong bếp, các bà nội trợ chủ yếu phải di chuyển giữa 3 khu vực lưu trữ, dọn rửa và nấu ăn. Chuyên gia của Hafele cho biết, đường nối giữa các khu vực này gọi là “tam giác hoạt động”. Mỗi thao tác của bà nội trợ cần được tính toán kỹ lưỡng từ việc lấy nguyên liệu, rồi cho đồ ăn lên bếp nấu hoặc đặt vào lò nướng, sau đó bày biện và dọn dẹp và rửa chén bát trong bồn hoặc bằng máy móc. Do đó, bản thảo thiết kế và sắp đặt các thiết bị bếp cần tối ưu “tam giác hoạt động” để tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian nấu nướng.
3. Cần tối ưu không gian bằng tủ bếp
Trước khi bắt tay vào đóng tủ bếp, cần lập kế hoạch tối ưu hoá không gian. Ngăn kéo và tủ chứa đồ chứa mọi thứ bà nội trợ cần. Do đó, nếu đầu tư thiết kế chuyên nghiệp thì thiết bị sẽ đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cho căn bếp hiện đại. Hiện nay, tủ kéo cao đang là loại tủ đựng phổ biến và tiện dụng nhất. Bên cạnh đó, gia chủ có thể tăng thêm không gian lưu trữ bằng các ngăn rổ quay hay rổ kéo. Thậm chí cả vị trí góc tủ cũng có nhiều không gian tận dụng mà bạn chưa nghĩ tới.
4. Thiết kế bếp theo phong cách cá nhân
Mỗi người có một cá tính riêng. Vì vậy, nên thiết kế căn bếp theo phong cách và thói quen và của chủ nhà. Chẳng hạn, sở thích vừa làm việc trên máy tính, vừa nấu ăn sẽ ảnh hưởng đáng kể đến thiết kế độc đáo trong gian bếp.
5. Ưu tiên hệ thống chiếu sáng
Phòng bếp không chỉ dành cho nấu nướng, đây còn là nơi sum họp gia đình. Chính vì thế, cần bố trí ánh sáng vừa đủ để thuận tiện sơ chế đồ ăn và tạo không gian sinh hoạt ấm cúng cho gia đình. Việc chọn ánh sáng đèn màu gì, lắp đặt ở đâu, số lượng đèn bao nhiêu,… là những điều phải ưu tiên hàng đầu.
6. Lựa chọn kỹ phụ kiện cần dùng
Các loại phụ kiện lắp ráp để tạo nên hệ thống trong phòng bếp cần phải có tuổi thọ tối thiểu là 20 năm. Thế nên, cần chọn những loại tủ không dùng bản lề hoặc có bản lề đóng mở giảm chấn để ngăn lưu trữ hoạt động dễ dàng và trơn tru.