TuBep.com - Thế Giới Tủ Bếp | Chuỗi Showroom Tủ Bếp UY TÍN & NỔI TIẾNG

Nhà chung cư không có cửa sổ nhưng vẫn thoải mái, tiện nghi

Công cụ Chọn Hướng Làm Bếp theo tuổi chi tiết và chính xác !!!

Tùy thuộc vào nhu cầu của bạn, bạn có thể sử dụng dạng cửa trượt trong suốt hoặc chỉ một phần. Nếu một phòng khách kế sát nhà bếp thì bạn có thể sử dụng cửa trượt dạng mờ.

Với thiết kế nhà chung cư hiện này, rất nhiều nhà bếp sẽ không có cửa sổ. Làm thế nào để có được nhà mà vẫn thoải mái, ấm cúng để cả gia đình quây quần ăn uống vốn là chuyện không dễ dàng.

Bạn vẫn phải đảm bảo có được luồng ánh sáng tự nhiên, có nghĩa là vẫn phải có ánh sáng được tách ra từ một phòng có cửa sổ chiếu vào nhà bếp của bạn. Một số cách thiết kế nhà bếp không có cửa sổ dưới đây sẽ trở nên hữu ích với bạn:

1. Vách

Chọn vách ngăn nhà bếp với những phòng khác là kính trong suốt sẽ tạo điều kiện cho ánh sáng thâm nhập, trong khi vẫn ngăn cách độc lập các phòng với nhau. Điều này là cần thiết nhất là với nhà bếp kế bên những phòng khác, nằm ở khu vực trong sảnh hoặc trong phòng khách…


Vách kính ngăn màu trong suốt sẽ tạo ánh sáng tự nhiên cho nhà bếp từ phòng kế bên.


Sử dụng tông màu trắng khiến nhà bếp càng rộng rãi.

2. Sử dụng cửa trượt phân vùng

Cửa trượt cho phép cả 2 căn phòng được mở ra hứng ánh sáng và đóng cửa cẩn thận khi không cần dùng đến. Nếu có mùi bị giữ lại trong bếp thì chỉ có cửa trượt mới có cơ hội để thoát mùi ra bên ngoài. Tùy thuộc vào nhu cầu của bạn, bạn có thể sử dụng dạng cửa trượt trong suốt hoặc chỉ một phần. Nếu một phòng khách kế sát nhà bếp thì bạn có thể sử dụng cửa trượt dạng mờ.


Cửa trượt cho phép cả 2 căn phòng được mở ra hứng ánh sáng và đóng cửa cẩn thận khi không cần dùng đến.

Nếu sự riêng tư là không cần thiết trong một nhà bếp không cửa sổ, tốt hơn là sử dụng cửa trượt trong suốt làm bằng thủy tinh hoặc polycarbonate trong suốt.


Cửa trượt giúp nhà bếp không cửa sổ có không gian riêng tư khi cần.


Không gian ăn uống tách biệt với bên ngoài nhờ cửa trượt.


Từ phòng khách nhìn ra nhà bếp không cửa sổ kế bên.


Cửa trượt rất tiện lợi giữa các phòng với nhau.


nhắn, vô cùng biệt lập khi lắp cửa trượt nhưng cũng thông khí tốt khi mở cửa ra.


Cánh cửa trượt tiện lợi phân cách phòng khách và nhà bếp.


Ánh sáng ngập tràn nhà bếp không có cửa sổ nhờ lắp cửa trượt.


Ví dụ về cửa trượt kính màu trong nhà bếp không có cửa sổ.

3. Tạo một cửa sổ giả


Cửa sổ kết nối nhà bếp với phòng khách.


Sự kết nối hài hòa từ nhà bếp đến phòng khách chỉ thông qua một chiếc cửa sổ thông minh.


Nhà bếp và khu vực ăn uống được gắn kết với nhau.


Từ bồn rửa nhà bếp, bạn nhìn thấy toàn bộ không gian ăn uống cùng phòng khách.

4. Cửa sổ kiêm bàn bar

Cửa sổ pha chế là một giải pháp tốt cho một nhà bếp thích hợp biệt lập nằm trong phòng khách hoặc trong hành lang nhà bếp liền kề với phòng khách. Bằng cách này, nó rất thuận tiện để mở ra một góc như quầy bar ăn uống.


Thiết kế cửa sổ kiểu này trông vô cùng sang trọng, hiện đại.


Bạn có thể thiết kế bàn ghế ngồi ăn sang trọng như trong quầy bar.

5. Mở rộng tường tạo cửa vòm

Cách dễ nhất để tách một nhà bếp không có cửa sổ, trong khi vẫn giữ được ánh sáng và không khí trong lành, là tạo ra một cánh cửa mở như vòm tường kiểu này.


Thay vì cửa đi thông thường, bạn mở hẳn một khoanh vùng đi đến nhà bếp thế này.


Thiết kế cửa mái vòm cao rộng giúp ánh sáng nhà bếp ngập tràn.


Trong hành lang nhà bếp này, ánh sáng xuyên qua cánh cửa đi vào phòng khách.


Thiết kế cửa thông minh cho nhà bếp thoáng rộng.

6. Sử dụng đèn chiếu

Bất kể bạn sử dụng cách nào bên trên, rất có thể ánh sáng trong nhà bếp không có cửa sổ vẫn không như bạn mong muốn. Do đó hãy sử dụng ánh sáng từ đèn để tạo cảm giác dễ chịu và thoải mái hơn. Một số mẹo tạo ánh sáng nhân tạo trong nhà bếp không có cửa sổ là sử dụng đèn màu trắng để chiếu sáng vì gần ánh sáng tự nhiên nhất, sử dụng thêm một số loại đèn nhỏ kiểu dạng đèn chùm trung tâm…


Đèn màu trắng sáng là tâm điểm cho nhà bếp cao rộng hơn.


Ánh sáng của đèn làm thay đổi diện mạo nhà bếp.

Cùng Danh Mục