Nếu nhà rộng bề ngang, bạn nên thiết kế khu vực này ở tầng dưới, ngược lại nếu nhà cao thì nên làm gác lửng và chuyển vị trí lên trên.
Là nơi sinh hoạt, thư giãn của cả gia đình, phòng sinh hoạt chung là nơi gắn kết tỉnh cảm giữa các thành viên trong nhà. Bởi vậy đây cũng là một không gian được quan tâm và chú trọng không kém phòng khách, bếp – ăn hay phòng ngủ. Trong bài viết này, Nhà Louis sẽ giới thiệu đến bạn một số cách thiết kế cho phòng sinh hoạt chung của gia đình.
Ở những ngôi nhà có diện tích rộng rãi, thoải mái, thì phòng sinh hoạt chung thường được đặt ở vị trí đẹp, nơi có nhiều khoảng không, yên tĩnh, hướng ra vườn cây, và có thể đón ánh nắng chan hòa cùng khí trời mát mẻ. Nhưng ở những ngôi nhà nhỏ, hạn chế không gian, thì phòng sinh hoạt chung thường là căn phòng đa năng, nơi vừa có thể làm phòng khách, phòng ăn, hay phòng giải trí… Ở những ngôi nhà phố phát triển về chiều cao, gia chủ muốn có một phòng sinh hoạt chung riêng thì vị trí tầng lửng là phù hợp. Khoảng không này vừa đủ riêng tư, và cũng vừa đủ rộng để tiện cho việc sum họp của cả nhà.
Dàn tủ gỗ có tác dụng kê sách, trang trí, vừa là tay vịn cầu thang. Đây là một giải pháp giúp tiết kiệm diện tích trong không gian nhỏ
Cách trang trí trong phòng sinh hoạt chung cũng ở mức đơn giản, vừa đủ, nội thất gọn gàng, không quá rườm rà để lấy không gian và tăng thêm diện tích cho việc tụ tập, sum vầy.
Tối giản trong thiết kế nội thất phòng sinh hoạt chung
Bạn nên thiết kế khu vực này gần gũi với không gian tự nhiên một chút, đảm bảo yên tĩnh, nếu được thì hướng ra vườn cây càng tốt để đón ánh nắng tươi mới. Trường hợp không thể gần gũi với thiên nhiên như thế, bạn có thể trang trí nội thất phòng sinh hoạt chung với cây xanh, hoa tươi…
Không gian mang sắc màu trung tính được nhấn nhá một chút màu xanh giúp tạo sự nổi bật cho căn phòng
Nếu nhà rộng bề ngang, bạn nên thiết kế khu vực này ở tầng dưới, ngược lại nếu nhà cao thì nên làm gác lửng và chuyển vị trí lên trên.
Phòng sinh hoạt chung đặt ở tầng trên của căn nhà